2.1.1. Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Doanh nghiệp nộp hồ sơ chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. 2.1.2. Các bước thực hiện thủ tục như sau: Bước 1: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp. Bước 2: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, doanh nghiệp nhận thông báo bằng văn bản của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về một trong các nội dung sau: - Nếu hồ sơ đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Doanh nghiệp nhận thông báo của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về việc hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định. Doanh nghiệp tiến hành tiếp Bước 3. -Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, doanh nghiệp nhận thông báo của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo. - Trường hợp doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ đúng theo yêu cầu, thực hiện Bước 2 - 2.1. - Trường hợp kết thúc thời hạn mà doanh nghiệp không sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ. Bước 3: Bên nộp hồ sơ nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thụ lý hồ sơ kể từ thời điểm bên nộp hồ sơ hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thẩm định hồ sơ. Bước 4: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, thẩm định hồ sơ. Trong khi xem xét, thẩm định hồ sơ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu bên nộp hồ sơ bổ sung thông tin, tài liệu cần thiết khác có liên quan đến dự định thực hiện thỏa thuận; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan về nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh bị cấm đang được đề nghị hưởng miễn trừ. Bước 5: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về việc hưởng miễn trừ. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Bước 6. Doanh nghiệp được phép thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau khi có quyết định hưởng miễn trừ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. 2.1.3. Doanh nghiệp có trách nhiệm theo dõi, phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong quá trình xem xét, thẩm định và ra quyết định hưởng miễn trừ. 2.1.4. Doanh nghiệp có quyền rút hồ sơ đã nộp. Đề nghị rút hồ sơ phải được lập thành văn bản và gửi đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Trong trường hợp này, phí thẩm định hồ sơ sẽ không được hoàn lại.